image banner
Chủ động phòng chống sạt lở đất khi mùa mưa bão đang đến gần

Chủ động phòng chống sạt lở đất, lũ ống lũ quét cho đồng bào miền núi

Những năm qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, sụt lún đất, sạt lở đất, lốc, hạn, mưa đá…) gây thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp, nhà ở, tài sản, cơ sở hạ tầng của người dân và Nhà nước, đặc biệt là hiện tượng sụt lún, sạt lở đất tại các huyện miền núi.

Theo thống kê của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT – TKCN và PTDS) tỉnh, tính đến năm 2024 trên địa bàn tỉnh có 446 vị trí, khu vực đã xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sụt lún, sạt lở đất (núi, bờ sông) ảnh hưởng đến 10.185 hộ dân và cơ sở hạ tầng. Trong đó:

- Có 121 điểm, khu vực bị sạt lở núi; 127 điểm, khu vực bị ảnh hưởng do sạt lở bờ sông, suối; 198 điểm, khu vực có nguy cơ sạt lở núi; bờ sông, suối gây ảnh hưởng đến hộ dân và các cơ sở hạ tầng (nhà ở, trường học, đường giao thông nông thôn, đất sản xuất, …).

Anh-tin-bai

vị trí sạt lở Km264+300 – Km264+700 (dốc chuối), thuộc địa phận xã Châu Kim, huyện Quế Phong

“Phòng là chính”

Để chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của người dân và công trình cơ sở hạ tầng, nhất là trong mùa mưa bão sắp đến. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung, chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa lũ.

Đồng chí Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT – TKCN và PTDS tỉnh cho biết: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh đã hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác chủ động phòng, chống với phương châm “Chủ động trong phòng chống, ứng phó kịp thời, khắc phục hiệu quả và nhanh nhất”. Cụ thể một số nội dung cấp bách cần khẩn trương thực hiện:

1. Tại các vị trí bị sụt lún, sạt lở hoặc xuất hiện nguy cơ xảy ra sụt lún, sạt lở:

- Chính quyền địa phương luôn sẵn sàng phương án và kiên quyết triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng khi xuất hiện tình huống bất lợi. Đồng thời theo dõi diễn biến sụt lún, sạt lở, cắm biển cảnh báo và hạn chế hoặc cấm người và phương tiện đi qua khu vực nguy hiểm.

- Đối với những vị trí sụt lún, sạt lở đất xảy ra trong phạm vi hẹp, quy mô nhỏ không ảnh hưởng đến các hộ dân; người dân và chính quyền địa phương bố trí và cân đối các nguồn lực để khắc phục nhằm đảm bảo an toàn về người và cơ sở hạ tầng.

2. Triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống sạt lở và thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng nhận biết dấu hiệu có thể xảy ra sạt lở đất để người dân chủ động sơ tán, di dời trước khi sạt lở xảy ra.

4. Rà soát, cập nhật, bổ sung hiện trạng và tổng hợp tình hình sạt lở trên địa bàn. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, phương án sơ tán người dân và tài sản ra khỏi vùng bị ảnh hưởng khi diễn ra thời tiết bất lợi.

5. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phối hợp với các đơn vị, và người dân ứng phó, khắc phục kịp thời hiệu quả các tình huống xảy ra.

Anh-tin-bai

vị trí sạt lở Km 71+350 thuộc địa phận xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn

Giải pháp lâu dài

Ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất và cả tình hình nắng nóng, hạn hán đã và đang ngày càng khó lường. Về lâu dài để góp phần tạo cuộc sống mới ổn định, bình yên, hạnh phúc cho người dân cần có sự rà soát tổng thể để có những dự án quy mô hơn ở khu vực miền núi, nhằm di dời những bản làng có nguy cơ cao bị sạt lở, lũ ống lũ quét được về ở những địa điểm an toàn hơn.

Tin bài và ảnh: Nguyễn Thế Cương

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1