image banner
Chi cục Thủy lợi Nghệ An tham gia chương trình đối thoại "Nghệ An chủ động ứng phó trước mùa mưa lũ"

Ngày 18/7/2024, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Nghệ An phát sóng chương trình "Cùng chúng tôi đối thoại "Nghệ An chủ động ứng phó trước mùa mưa lũ"" để chia sẻ thông tin, giải đáp thắc mắc cho nhân dân khi mùa mưa bão đang đến gần. Tham gia chương trình có đồng chí Trần Quốc Toản - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An; đồng chí Lê Đức Cương - Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ.

Anh-tin-bai

đ/c Trần Quốc Toản và đ/c Lê Đức Cương tham gia chương trình giải đáp các thắc mắc của nhân dân.

Từ đầu đầu năm 2024 đến nay, thời tiết, thiên tai trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh: Trong 06 tháng đầu năm Nghệ An đã chịu ảnh hưởng của ảnh hưởng bởi 09 đợt không khí lạnh (trong đó có 06 đợt Gió mùa Đông Bắc - KKL kèm front lạnh); 04 đợt nắng nóng, nắng gay gắt; 20 trận lốc, mưa đá, sét, mưa lớn cục bộ tại nhiều xã huyện trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

 Không khí lạnh: Chịu ảnh hưởng của 09 đợt Không khí lạnh (trong đó có 06 đợt Gió mùa Đông Bắc - KKL kèm front lạnh); Đáng chú ý là các đợt: đợt gió mùa Đông Bắc và không khí lạnh tăng cường liên tiếp từ ngày 22-30/01 gây rét đậm, rét hại trên toàn khu vực với nhiệt độ trung bình ngày trong khoảng 10-130C trong các ngày 23-28/01 và đợt gió mùa Đông Bắc gây rét đậm trên toàn khu vực trong các ngày 09-10/02 với nhiệt độ trung bình ngày trong khoảng 13-160C.

 Nắng nóng: Xuất hiện 4 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt diện rộng: Từ ngày 31/3 đến ngày 04/4; từ ngày 19 đến ngày 21/4; từ ngày 25 đến ngày 30/4 và từ ngày 26 đến ngày 30/5. Đáng chú ý là đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt xảy ra từ ngày 25 đến ngày 30/04, với nhiệt độ tối cao ngày phổ biến 39.0-42.00C, có nơi cao hơn 42 0C như: Tương Dương 44.00C, Con Cuông 43.20C, Đô Lương 43.10C và TP Vinh 42.90C. Đặc biệt nhiệt độ cao nhất ngày ở vùng ven biển đã vượt số liệu Lịch sử 55 năm qua như: Quỳnh Lưu: 42.00C, cao hơn 1.60C so với (SLLS: 40.40C, ngày 12/V/1966); TP Vinh: 42.90C, cao hơn 1.90C, so với (SLLS: 41.00C, ngày 07/V/2023); Đảo Hòn Ngư: 40.10C, cao hơn 0.30C, so với (SLLS: 39.8 0C, ngày 15/VIII/1977).

 Lốc, sét, mưa đá, mưa lớn: Đã xảy ra 20 trận lốc xoáy, mưa đá, sét, trong đó có 3 trận mưa đá, lốc trên diện rộng, cụ thể: Mưa lớn ngày 18/3/2024 đến 19/3/2024 tại huyện Hưng Nguyên; Mưa lớn từ ngày 30/5 đến 31/5 tại các huyện: Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn. Lốc, sét xảy ra từ ngày 18/3/2024 đến ngày 05/5/2024 trên địa bàn các huyện: Anh Sơn, Đô Lương, Thái Hòa, Tương Dương, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Con Cuông, Tân Kỳ, Thanh Chương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Lốc, sét, mưa lớn xảy ra từ ngày 06/5/2024 đến ngày 31/5/2024 trên địa bàn các huyện: Yên Thành, Tương Dương, Quế Phong, Tân Kỳ, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn.

Anh-tin-bai

đ/c Trần Quốc Toản - Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh

Thiên tai từ đầu năm 2024 đến nay đã làm 02 người bị chết,  bị thương: 01 người; 37 nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 1.607 nhà bị hư hỏng, tốc mái..., làm hư hại 5.284,19 ha lúa; 526,08 ha cây rừng; 1.797,84 ha ngô và hoa màu; 26,60 ha cây trồng hàng năm…và các công trình hạ tầng… Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 148,430 tỷ đồng.

Về tai nạn trên biển: Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 20/6/2024 trên vùng biển tỉnh Nghệ An đã xảy ra 18 vụ tai nạn, trong đó: 03 vụ thuyền bị hỏng máy trên biển; 01 vụ chìm tàu; 05 vụ tai nạn lao động trên biển; 06 vụ đuối nước khi tắm biển; 01 vụ tử vong trên biển; 01 vụ thuyền viên bị rơi xuống biển mất tích; 01 vụ phát hiện thi thể trôi dạt trên biển. Làm chết 10 người, chìm 03 tà, hư hỏng 05 tàu.

Thời gian tới là trọng điểm của mùa bão, lụt, để chủ động đối phó với các bất thường của thời tiết nên cấp ủy, chính quyền các cấp xác định tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm:

1. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm PCTT-TKCN năm 2024 đã được đồng chí Nguyễn Văn Đệ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị Tổng kết công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 (thông báo số 220/TB-UBND ngày 25/3/2024 của UBND tỉnh).

2. Tiếp tục rà soát, bổ sung, phê duyệt Kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai của từng ngành, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thành phố, thị xã, đơn vị, công trình trọng điểm: Đê điều, hồ đập; vùng miền núi có nguy cơ dễ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

3. Tiếp tục triển khai, thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/6/2022 và Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 9/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Rà soát, xây dựng, cập nhật, bổ sung, phê duyệt kế hoạch PCTT theo hướng dẫn ban hành tại Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Nghệ An; phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai.

4. Đôn đốc các Chủ đầu tư, các đơn vị thi công khẩn trương tu sửa các công trình bị thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra năm 2023.

5. Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo đối với các loại thiên tai ảnh hưởng trên phạm vi rộng, kéo dài, gây thiệt hại lớn và có thể dự báo, cảnh báo sớm như: Bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn.

6. Tăng cường tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, phần mềm chia sẻ, trao đổi kiến thức về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trước, trong và sau thiên tai, bão, lũ kinh nghiệm, kiến thức phòng chống thiên tai để các cấp, các ngành, nhân dân biết, chủ động thực hiện có hiệu quả, tuyệt đối không chủ quan, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

7. Ưu tiên sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để đầu tư, sửa chữa công trình phòng chống thiên tai bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn, nhất là hồ đập, đê điều, khắc phục sạt lở, ổn định dân cư, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

8. Triển khai nhân rộng các đội xung kích phòng chống thiên tai từng xã, thôn, bản với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ngay từ giờ đầu. Đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm.

9. Tăng cường công tác kiểm tra, bổ cứu phương án PCTT-TKCN các địa phương đơn vị, đảm bảo 100% địa phương phải được kiểm tra công tác PCTT-TKCN

10. Tăng cường công tác tập huấn, diễn tập PCTT-TKCN, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra chuẩn bị ở mọi cấp theo phương châm 4 tại chỗ”.

11. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Văn phòng thường trực ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS từ tỉnh đến huyện; Đảm bảo kết nối trực tuyến từ cơ quan PCTT tỉnh đến các huyện và một số công trình PCTT trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Tổ chức nghiêm túc chế độ trực ban PCTT từ tỉnh đến các địa phương, đơn vị. 

Chương trình "Cùng chúng tôi đối thoại "Nghệ An chủ động ứng phó trước mùa mưa lũ""  do Đài Phát thanh và  Truyền hình tỉnh Nghệ An phát sóng

 Nguồn: Đài PTTH NTV

Tin bài: Nguyễn Thế Cương

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1