Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh thị sát, chỉ đạo khắc phục hậu quả do lũ ống, lũ quét gây ra trên địa bàn huyện Tương Dương
Ngày 2/10, đoàn công tác
của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh đã trực tiếp vào xã Lượng Minh (Tương
Dương) thị sát, trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do lũ ống, lũ quét
gây ra. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh,
Phó Ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh làm Trưởng đoàn; Cùng tham
gia có đồng chí Nguyễn Trường Thành – Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy
PCTT-TKCN và PTDS tỉnh và đại diện các Sở, ngành, và đơn vị liên quan.
Theo Báo cáo của Văn phòng
thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, trong thời gian vừa qua, trên địa
bàn huyện Tương Dương đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn kéo dài, gió bão mạnh, đặc biệt
chịu ảnh hưởng lớn từ hoàn lưu của hai cơn bão số 3 và số 4. Những hiện tượng
thời tiết cực đoan này đã gây ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống của người dân và cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.
Đoàn
viên, thanh niên hỗ trợ dọn dẹp, vệ sinh để ổn định sớm cho các điểm trường bị ảnh
hưởng
Theo báo cáo của UBND huyện
Tương Dương, khoảng từ 24h ngày 30/9 đến 01h ngày 1/10, tại bản Đửa và bản Minh
Tiến (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương) xảy ra trận lũ ống, lũ quét. Trận lũ ống,
lũ quét khiến nhiều nhà dân, điểm trường học ở 2 bản nêu trên bị nước tràn vào,
cuốn theo nhiều tài sản, làm hư hỏng nhiều công trình. Có 04 xã bị thiệt hại năng
nhất gồm Lượng Minh, Lưu Kiền, Xá Lượng và Nhôn Mai. Qua thống kê, thiệt hại về
nhà ở có 94 nhà, trong đó có 18 nhà bị lũ quét, ngập sâu và sạt lở nghiêm trọng,
khiến các hộ gia đình mất hoàn toàn nơi ở và tài sản; 14 nhà bị hư hỏng rất nặng;
58 nhà bị sạt lở đất, bùn đất tràn vào nhà, gây hư hỏng đồ đạc, ảnh hưởng đến
sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình.
Kiểm
tra công tác dọn vệ sinh, tiêu độc khử trùng ở trường PTDTBT tiểu học Lượng
Minh, điểm trường có gần 300 học sinh học bán trú tại bản Minh Tiến bị ảnh hưởng
nặng nhất.
Thiệt hại về Nông nghiệp
có hơn 33 ha lúa đang trong giai đoạn thu hoạch bị đổ, gãy và ngập úng. Một số
diện tích bị mất trắng do lũ cuốn trôi hoặc ngập úng kéo dài. Nhiều diện tích rừng
bị đổ ngã, gãy cành, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập từ lâm nghiệp của người dân.
79 ha hoa màu bị ngập úng, hư hại hoàn toàn. Nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm
trọng, nhiều bản làng bị cô lập…
Lương
thực, thực phẩm và thiết bị điện lạnh bảo quản tại điểm trường gần như bị ngập
nước, hư hỏng
Ngay sau khi lũ quét xảy
ra, huyện Tương Dương đã huy động lực lượng khắc phục hậu quả: Dọn dẹp vệ sinh
môi trường, khai thông các tuyến đường bị sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt;
Giúp đỡ người dân di dời tài sản, vật nuôi đến nơi an toàn; Sửa chữa tạm thời
nhà ở, công trình công cộng để người dân sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời, hỗ
trợ khẩn cấp cho các hộ bị ảnh hưởng.
Qua thị sát, đồng chí Nguyễn
Văn Đệ đánh giá cao sự chủ động của huyện Tương Dương đã kịp thời chỉ đạo, ứng
phó với tình huống khẩn cấp. Sau khu lũ rút, địa phương đã kịp thời điều động
phương tiện, các lực lượng vũ trang để giúp dân dọn dẹp nhà cửa, khắc phục hậu
quả, ổn định đời sống ban đầu của người dân.
đồng
chí Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh năm 2024 thời tiết diễn biến khó lường, bão và mưa
lớn xuất hiện liên tục trong thời gian gần đây gây ra thiệt hại rất lớn về người
và tài sản trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố. Do đó, trước mắt huyện Tương Dương
cần khẩn trương ổn định đời sống của người dân bị thiệt hại do lũ ống, lũ quét
gây ra vừa qua; trong thời gian tới huyện Tương Dương cần tiếp tục khảo sát, nắm
tình hình nguy cơ sạt lở và tập trung theo dõi dự báo thời tiết để chủ động
phương án đảm bảo an toàn cho người dân. Sẵn sàng di dời nhân dân theo phương án
PCTT khi có diễn biến xấu xảy ra. Sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”; đặc biệt cần
phải sẵn sàng trong trường hợp xảy ra lũ, lụt sau bão, đặc biệt là lũ ống, lũ
quét, sạt lở đất.
Tin
bài và ảnh: Nguyễn Thế Cương