Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh tham gia tập huấn nghiệp vụ về công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai tại huyện Nghĩa Đàn
Ngày
2/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn
và Phòng thủ dân sự tỉnh phối hợp cùng UBND huyện Nghĩa Đàn tổ chức hội
nghị Tập huấn nghiệp vụ về công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai phục vụ
công tác xây dựng nông thôn mới.
Về
phía UBND huyện Nghĩa Đàn có đồng chí Trần Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó
trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện; đại diện phòng Nông nghiệp huyện và hơn 420 đại biểu là lãnh đạo xã, Bí thư Chi bộ, Xóm trưởng các xóm của 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.
Đ/c
Trần Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND huyện phát biểu khai mạc lớp Tập huấn
Về
phía Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh có đại diện lãnh đạo
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh cùng các đồng chí trực
tiếp tham gia thuyết trình các chuyên đề tại hội nghị.
Toàn
cảnh hội nghị tập huấn
Để
nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới an
toàn trước thiên tai trong giai đoạn tới, Hội nghị tập huấn "nghiệp vụ về công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới” đã tập trung
trao đổi, thảo luận, chia sẻ về các nhóm vấn đề trọng tâm trong công tác phòng
chống thiên tai ở cơ sở.
Chuyện
đề 1: Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và xây dựng Phương án ứng
phó thiên tai cấp xã ứng với các cấp đội rủi ro thiên tai.
Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch PCTT cấp xã là để chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng
phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại do thiên
tai gây ra; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ KTXH ở địa phương; Lồng ghép nội dung PCTT
vào KH PT KTXH hàng năm; Xác định rõ trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân trong hoạt động PCTT; Làm cơ sở đầu tư và tổ chức thực hiện
PCTT tại địa phương.
Tại Chuyên đề này báo cáo viên của Văn phòng thường trực
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh đã làm rõ về các căn cứ pháp lý, phương pháp
thực hiện để xây dựng kế hoạch PCTT và phương án ứng phó thiên tai cấp xã theo
các cấp độ rủi ro thiên tai với tám nội dung chính chia sẻ tại hội nghị: Các
căn cứ pháp lý để lập kế hoạch; Mục đích, yêu cầu; Đặc điểm về tự nhiên, dân
sinh, kinh tế - xã hội; Đánh giá hiện trạng công tác PCTT cấp xã; Nội dung và
biện pháp phòng, chống thiên tai; Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị,
nhu yếu phẩm cần thiết cho hoạt động PCTT; Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến
độ thực hiện hằng năm và 05 năm; Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện.
đ/c
Nguyễn Thị Liên – Phó phòng Phòng chống thiên tai trao đổi, chia sẻ về các Quy định
và hướng dẫn xây dựng Kế hoạch PCTT hàng năm
Chuyên
đề 2: Vai trò, nhiệm vụ, tổ chức, chế độ làm việc của lực lượng Xung kích PCTT
cấp xã trong ưng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Lực
lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã có vai trò nòng cốt trong việc
thực hiện phương châm “4 tại chỗ” tại cơ sở, là lực lượng phản ứng nhanh, kịp
thời xử lý các tình huống khẩn cấp ngay từ giờ đầu trước khi có lực lượng bên
ngoài tiếp cận. Đặc biệt, lực lượng này sẽ hỗ trợ và triển khai sơ tán khẩn cấp
người dân tại các khu vực xảy ra lũ quét, sạt lở đất, người bị mắc kẹt trên
nương rẫy, bãi sông, suối, những nơi bị ngập lụt, chia cắt, cô lập đến nơi an
toàn; tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích, cứu chữa kịp thời người bị
thương, vùi lấp, mắc kẹt, lũ cuốn,... Báo hiệu, canh gác, hướng dẫn tại các ngầm
tràn, những nơi bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt để bảo đảm an toàn cho học sinh,
người tham gia giao thông. Hỗ trợ sửa chữa nhà hư hỏng, dựng nhà tạm, nhanh
chóng ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Có thể nói, nhờ có
hoạt động hiệu quả của các đội xung kích cơ sở mà các thiệt hại về thiên tai đã
được giảm đáng kể.
Tại
chuyên đề, báo cáo viên của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS
tỉnh đã truyền tải, làm rõ hơn về tầm quan trọng, nhiệm vụ, tổ chức và chế độ của
lực lượng xung kích cấp xã trong 3 nội dung chính: Vị trí, chức năng lực lượng
xung kích cấp xã; Nhiệm vụ lực lượng xung kích cấp xã; Tổ chức và chế độ làm việc
lực lượng xung kích cấp xã
Chuyên
đề 3: Kỹ năng phòng tránh các loại hình thiên tai tại địa phương.
Tại
chuyên đề này, các đại biểu tại hội nghị đã được làm rõ chi tiết về phương châm
4 tại chỗ và các kỹ năng phòng ngừa, ứng phó và khắc phục trong thời gian trước,
trong và sau thiên tai đối với một số loại hình thiên tai chính như bão, lũ lụt,
sạt lở.
Chuyên
đề 4: Xử lý giờ đầu những sự cố của Đập trong mùa mưa lũ.
Là
chuyên đề hướng dẫn phương pháp xử lý giờ đầu cho những sự cố thường gặp của Đập
trong mùa mưa lũ. Tại đây, báo cáo viên của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy
PCTT-TKCN và PTDS tỉnh đã đưa ra mười sự cố thường gặp và các phương pháp xử lý
trước mắt bằng những vật dụng có sẵn hoặc dễ tìm để bảo vệ công trình, giảm thiểu
thiệt hại về người và tài sản cho người dân.
đ/c
Lâm Văn Thắng – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn phát biểu kết thúc hội
nghị và gửi lời cảm ơn đến các đại biểu tham dự
Phát
biểu kết thúc hội nghị, đồng chí Lâm Văn Thắng mong muốn qua các kiến thức được
truyền tải các đại biểu tham gia hội nghị tập huấn có thể nắm rõ và làm cơ sở để
vận dụng trong công việc đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai và xây dựng nông
thôn mới an toàn trước thiên tai trong giai đoạn tới.
Tin
bài và ảnh: Nguyễn Thế Cương