image banner
Nguy cơ thiếu nước tưới ở vùng Hồ Đập trong mùa nắng nóng
Trước nguy cơ thiếu nước tưới ở vùng hồ, đập, Đồng chí Nguyễn Trường Thành cho biết: Những vùng cao cưỡng thì phải có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây dùng nhiều nước sang cây dùng ít nước. Tiến hành nạo vét các kênh dẫn, trục dẫn, kênh tưới để đảm bảo đưa nước tưới đến cây trồng 1 cách nhanh nhất, và tiết kiệm nhất, không làm thất thoát nguồn nước…

Nghệ An là địa phương có số lượng hồ chứa lớn, với hơn 1.060 hồ đập, 615 trạm bơm và 5.950km kênh mương. Trong đó, doanh nghiệp quản lý 96 hồ và địa phương quản lý 965 hồ. Hiện nay, nhiều hồ chứa sau khi mở nước tưới cho vụ Xuân thì mực nước trong hồ chứa chỉ còn từ 60 -70% dung tích.

Theo dự báo năm 2023 trạng thái ENSO sẽ nghiêng về cực nóng nhiều hơn, do đó nắng nóng sẽ gay gắt hơn năm 2022, nguy cơ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt là rất lớn. Với trên 1000 hồ nước lớn nhỏ các công trình thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân.

Trả lời phóng vấn đồng chí Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh cho biết: Đặc biệt là những vùng cao cưỡng thì phải có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây dùng nhiều nước sang cây dùng ít nước. Tiến hành nạo vét các kênh dẫn, trục dẫn, kênh tưới để đảm bảo đưa nước tưới đến cây trồng 1 cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất, không làm thất thoát nguồn nước. Các thủy điện bản vẽ, khe bố, chi khê phải có phương án điều tiết nước hợp lý để đảm bảo nguồn nước tưới.

Trước nguy cơ thiếu nước vùng hồ chứa cơ quan chuyên môn khuyến cáo các địa phương xây dựng đề án sản xuất vụ hè thu sát với khả năng tưới của các hồ, đập. Đối với đơn vị quản lý công trình, cần chuẩn bị tốt các phương án để thực hiện các giải pháp chống hạn hiệu quả.

Nguồn video: NTV

Tin bài: Nguyễn Thế Cương

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1