image banner
Lồng ghép các nội dung liên quan đến trẻ em và đối tượng dễ bị tổn thương trong xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai

Ngày 4/8/2023, Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai phối hợp với tổ chức UNICEF tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Tăng cường lồng ghép các nội dung liên quan đến trẻ em và đối tượng dễ bị tổn thương trong xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai”.

Anh-tin-bai

Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến cho biết, Những năm gần đây, thiên tai thường xuyên diễn ra trên khắp các vùng miền cả nước với xu thế ngày càng gia tăng, bất thường và khốc liệt, ảnh hưởng và gây thiệt hại ngày càng nặng nề đến tính mạng, tài sản, đời sống, sản xuất của người dân trong đó đặc biệt là trẻ em. Thiên tai gây tác hại về mặt thể chất cho trẻ, đe dọa sự phát triển của cơ thể và trí tuệ vốn còn non nớt của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Đây là thời kỳ hết sức quan trọng cho sự phát triển của trẻ, những tác hại gây ra trong thời kỳ này là không thể phục hồi. Trong bối cảnh đó, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai đã dần được hoàn thiện.

Một số hình ảnh về các đại biểu của 18 tỉnh/ thành miền Trung, Tây Nguyên tham dự hội thảo

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Tuy nhiên, thời gian qua, việc thực thi pháp luật về phòng, chống thiên tai tại các địa phương về Quỹ phòng, chống thiên tai; thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai; phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và người khuyết tật...vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn. Hội thảo đã giới thiệu tới các Lãnh đạo và cán bộ đang công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự 18 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên những nội dung lớn, trọng tâm của Luật Phòng, chống thiên tai (sửa đổi); những quy định còn vướng mắc, khó khăn tại một số văn bản như Nghị định 66 quy định chi tiết Luật PCTT, Nghị định 78 về Quỹ phòng, chống thiên tai, Nghị định 03 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCTT, đê điều...; các quy định liên quan đến trẻ em và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai; đồng thời hướng dẫn, giải đáp một số vướng mắc, khó khăn của các địa phương khi triển khai thi hành các văn bản pháp luật trong thời gian vừa qua.

Anh-tin-bai

Bà Trương Thị Liên - Chuyên viên phòng Thanh Tra, Pháp chế trình bày giới thiệu Luật Phòng, chống thiên tai (sửa đổi) và các quy định liên quan

Anh-tin-bai

Bà Đặng Thị Hương - chuyên viên phòng Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trình bày phổ biến những quy định trọng tâm và những quy định còn vướng mắc, khó khăn tại Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tại Hội thảo, Ban tổ chức cũng đã giới thiệu, phổ biến về các hoạt động của Zalo trong hỗ trợ công tác thông tin, truyền thông về PCTT; giới thiêu Mini app Phòng chống thiên tai Việt Nam.

Các tính năng chính của Mini app "Phòng chống thiên tai Việt Nam"

    - Cung cấp thông tin về tình hình thiên tai: Tính năng này hỗ trợ người dùng có thể tìm đọc các thông tin, dự báo, cảnh báo về tình hình thiên tai trong ngày hoặc các ngày trước. Tính năng này sẽ liên kết với trang Zalo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai để hiện thị các bản tin, dự báo, cảnh báo và tình hình thiên tai.

    - Tìm hiểu kiến thức và kỹ năng: Nội dung của tính năng này là giúp người sử dụng có thể tìm hiểu các kiến thức và kỹ năng ứng phó với các loại hình thiên tai thường xảy ra tại Việt nam. Tính năng này sẽ gồm có 3 lớp thông tin.

    + Các loại hình thiên tai;

    + Các kiến thức và kỹ năng: Kiến thức chung, người dân phải làm gì, kỹ năng phòng tránh;

    + Nội dung các trường thông tin về kiến thức và kỹ năng.

Anh-tin-bai
Mã QR truy cập mini app trên Zalo

Anh-tin-baiÔng Nguyễn Văn Tiến - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai phát biểu kết luận tại Hội thảo

Kết thúc Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai - Nguyễn Văn Tiến đã đề nghị các địa phương trú trọng thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền đã được giao trong luật.

2. Chú trọng, đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật với phương châm người dân là trung tâm. Đây là giải pháp quan trọng để thu hút sự quan tâm của nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội, nâng cao chất lượng thực thi pháp luật.

3. Tiếp tục chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật phòng, chống thiên tai; phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tiên tiến; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt trong xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật.

4. Công tác tổ chức thi hành pháp luật phải hướng về cơ sở, lắng nghe tiếng nói của người dân, đặt quyền lợi của người dân lên trên hết. Cần đặc biệt quan tâm đến trẻ em, các nhóm đối tượng yếu thế, đối tượng khó khăn trong tiếp cận pháp luật, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin bài và ảnh: Nguyễn Thế Cương

 

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1