Sạt lở, những điều cần biết để đảm bảo an toàn trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp trong năm 2024
Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là mưa lớn do
hoàn lưu của bão số 3 (Yagi) đã gây ra nhiều trận lũ quét, sạt lở đất, gây thiệt
hại rất lớn về người và tài sản cho nhiều địa phương. Theo dự báo, tình hình
thiên tai còn diễn biến phức tạp, cần tiếp tục chú trọng, nâng cao hơn nữa nhận
thức và kỹ năng ứng phó của chính quyền và người dân với loại hình thiên tai
này, góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại trong thời gian tới.
Để chủ động trong công tác PCTT, Văn phòng
thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh đã ban hành văn bản 196/VP-PCTT
ngày 13/9/2024 về việc tuyên truyền tài liệu truyền thông hướng dẫn ứng phó lũ
quét, sạt lở đất. Trong đó, đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã; Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Nghệ An và các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường
tuyên truyền, hướng dẫn đến các cấp chính quyền và người dân về cách nhận biết
và phòng chống lũ quét, sạt lở đất.
Chúng ta cùng tìm hiểu về Sạt lở đất và các kỹ
năng an toàn trước Sạt lở đất
Lực lượng chức năng dọn dẹp đất đá bị sạt lở tại Kỳ Sơn (Ảnh: ST)
Sạt
lở đất là gì?
Sạt
lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán là hiện tượng đất, đá bị sạt, trượt,
lở do tác động của các điều kiện nêu trên.
Vết nứt lớn, nguy cơ sạt lở đất rất cao (Ảnh: ST)
Nguyên
nhân gây ra sạt lở đất:
Liên
kết cấu trúc trong nền đất bị thay đổi: Liên kết trong cấu trúc đất đá của khu
vực đó bị yếu đi do tác động của thời tiết và ngoại cảnh dẫn tới chúng không
còn đủ chắc chắn để giữ vững cấu trúc ban đầu.
Tác
động từ môi trường, thời tiết: mưa lớn kéo dài làm cho lượng nước được tích tụ
trong đất tăng lên dẫn tới phá vỡ mối liên kết của đất và đá ở cấu trúc địa
hình sườn dốc hay dựng đứng, các mối liên kết giữa đất với đất, giữa đất và rễ
cây không đủ bền chắc để có thể giữ được lớp đất đá ở địa hình sườn dốc dẫn đến
việc sạt lở.
Tác
động từ con người tới môi trường: Con người khai thác gỗ, gây cháy rừng làm mất
lớp mùn phủ bề mặt giúp thoát nước cũng như làm yếu liên kết giữa các tầng
địa chất với nhau dẫn đến việc sạt lở dễ dàng xảy ra hơn.
Ngoài
ra các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, đào hầm, đào hố cũng góp
phần làm yếu đi các lớp liên kết giữa đất và những phần khác nên càng gia tăng
nguy cơ sạt lở đất.
Những
việc làm thường xuyên để đảm bảo an toàn trước sạt lở đất
Dấu
hiệu nhận biết
-
Mưa nhiều ngày, mưa lớn
- Mặt
đất phồng lên, cây cối rung chuyển, âm thanh lạ trong lòng đất
- Vết
nứt tường nhà, sườn đồi, mái dốc, cây nghiêng, nước sông suối chuyển đục
Tác
động của sạt lở đất tới đới sống con người và môi trường
Sạt
lở đất là hiện tượng thiên tai gây tác hại rất lớn tới sinh mạng và cuộc sống của
con người, phá huỷ tài sản, nông sản, vật nuôi, gia súc, gia cầm các công
trình kiến trúc và hơn hết là cả sinh mạng của con người.
Hiện
tượng thiên tai này cũng phá vỡ cấu trúc địa hình của khu vực đó dẫn tới có thể
cắt đứt nhiều công trình giao thông quan trọng khiến cho việc di chuyển khó
khăn hơn, hỗ trợ người dân tại những khu vực này cũng sẽ vất vả hơn.
Dấu
hiệu Dấu hiệu sạt lở, những việc nên làm và không nên làm
Trước
đó Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh cũng đã tổng hợp các
điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở trên địa bàn tỉnh Nghệ An và chỉ đạo các địa
phương thực hiện một số nội dung để chủ động phòng, chống
sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân
và công trình cơ sở hạ tầng.
Theo đó, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xuất hiện 446 vị trí đã xảy ra và có nguy cơ cao xảy ra
sụt lún, sạt lở đất, đá, ảnh hưởng đến nhà cửa, tài sản, hạ tầng cơ sở cũng như
gây tâm lý bất an cho khoảng 10.185 hộ
dân đang sinh sống trong khu vực. Cụ thể có 121 điểm, khu vực bị sạt lở núi; 127 điểm, khu vực bị ảnh hưởng do sạt lở bờ
sông, suối; 198 điểm, khu vực có nguy cơ sạt lở núi, bờ sông, suối ảnh hưởng đến hộ dân và các cơ sở hạ tầng.
Sau khi chịu ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh
Nghệ An đã xuất hiện thêm nhiều điểm sạt lở mới. Thời gian tới tình hình thiên
tai sẽ diễn biến rất phức tạp, khó lường nên việc nắm rõ các dấu hiệu và kỹ năng
phòng tránh các loại hình thiên tai là rất cần thiết.
Trên
đây là những thông tin chi tiết về sạt lở đất, nguyên nhân gây ra, dấu hiệu nhận
biết và các việc thường xuyên cần làm để đảm bảo an toàn trước sạt lở đất. Hy vọng
với một số thông tin và hướng dẫn các kỹ năng, bạn có thể chủ động thực hiện
các giải pháp bảo đảm an toàn trước sạt lở đất.
Tin
bài: Nguyễn Thế Cương