image banner
Tập huấn "Công tác lập và hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó với tình huống khẩn cấp"

Thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 2650/QĐ-BNN-TCCB ngày 15/06/2021 về việc Phê duyệt bộ chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi; số 3661/QĐ-BNN-TCCB ngày 29/8/2023 về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo năm 2023 thuộc Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8). Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (Ban CPO) tổ chức khóa tập huấn “Công tác lập và hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó với tình huống khẩn cấp” từ ngày 18/10/2023 đến ngày 20/10/2023 tại tỉnh Nghệ An.

Anh-tin-baiToàn cảnh khóa tập huấn

Tham gia khóa tập huấn bao gồm: Cục thủy lợi, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, Ban CPO/CPMU, các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đối với các tỉnh thì thành phần tham giá khóa tập huấn là Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy lợi, 1 số công ty thủy lợi liên quan và Ban Quản lý ĐT và XD Thủy lợi 3;4. Đại diện Chi cục Thủy lợi tham gia khóa tập huấn có đồng chí Nguyễn Quang Đông – trưởng phòng phòng chống thiên tai, đồng chí Vũ Thị Vân Anh – chuyên viên phòng quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn.

Nội dung khóa tập huấn toàn những vấn đề nóng đang được quan tâm bởi các cấp chính quyền và nhân dân bao gồm: Hiện trạng và thể chế quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Các căn cứ lập kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp (EPP); Sự cố đập và hồ chứa nước, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh; Các bước xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du ứng phó với các kịch bản xả lũ và vỡ đập; Đánh giá thiệt hại do xả lũ lớn hoặc vỡ đập; Phát hiện, đánh giá tình huống khẩn cấp và phân cấp báo động trong kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp (EPP); Cơ chế, sơ đồ thông báo và kế hoạch sơ tán trong kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp (EPP); Các phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; Cuối cùng là tìm hiểu thực tế tại hồ Đồn Súng, Kẻ Sặt Huyện Yên Thành đã được lập kế hoạch sẵn sàng trong tình huống khẩn cấp (EPP).

Dự án Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập (WB8) nhằm nâng cao an toàn kết cấu của chính bản thân đập và hồ chứa, cùng với yêu cầu an toàn trong vận hành để bảo vệ người dân có nguy cơ rủi ro và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở hạ du.

 Theo số liệu thống kê thì dự án WB8  có 447 hồ đập (đập đầu mối hầu hết là đập đất), trong đó có 118 hồ đập đã và đang được lập kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp (EPP). EPP là bản kế hoạch khung làm cơ sở cho cơ quan phòng chống thiên tai địa phương chỉ đạo chủ đập, các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị liên quan và nhân dân ở khu vực hạ du thực hiện công tác chuẩn bị sẵn sàng về các mặt tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất và biện pháp tiến hành nhằm:  (1) Chuẩn bị sẵn sàng để phát hiện, đối phó với các trình huống khẩn cấp xảy ra tại hồ chứa;  (2) Thực hiện các hành động kịp thời để ngăn chặn, đi đến triệt tiêu các sự cố tại công trình và các hoạt động ở khu vực hạ du để hạn chế tối đa tác hại khi sự cố xảy ra.

Dự án WB8 được khởi động khi nhiều hồ đập trên cả nước rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng, thiếu trang thiết bị vận hành…khiến các hồ ko phát huy được hết giá trị vốn có, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi mùa mưa tới, nhất là các hồ đập đã và đang được lập kế hoạch sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp (EPP).

 Lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về EPP cho những người làm công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ về các đập, hồ chứa trong tình huống khẩn cấp xảy ra, đồng thời có thể vận dụng những nội dung đã được nghiên cứu vào việc quản lý, vận hành và bảo vệ công trình nhằm phát huy tối đa hiệu quả các công trình thủy lợi một cách bền vững.

Tin bài và ảnh: Cao Thị Hải

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1