Nghệ An tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 18/3, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết
công tác Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và triển khai nhiệm vụ Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Tham dự
và chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Đệ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh;Phùng
Thành Vinh – Tỉnh ủy viên, Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Phó Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.
Toàn
cảnh hội nghị
Tham gia Hội nghị có thành
viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh; Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT
– TKCN và PTDS tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, ngành; đại diện lãnh đạo
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các huyện, thị xã, thành phố cùng giám đốc các
công ty Thủy lợi, Thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Đồng
chí Nguyễn Văn Đệ và đồng chí Phùng Thành Vinh đồng chủ trì hội nghị
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, năm 2023 là một năm
thiên tai diễn biến phức tạp, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão,
ATNĐ, tuy nhiên đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét,
rét hại, không khí lạnh, nắng
nóng, mưa lớn; chịu ảnh hưởng của
22 đợt không khí lạnh (trong đó là 16 đợt Gió mùa Đông Bắc); 03 đợt
rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, nắng nóng gay gắt; 36 trận lốc, mưa
đá, sét, mưa lớn cục bộ tại nhiều xã, huyện trên địa bàn tỉnh; 01 đợt mưa
lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh.
Đồng
chí Nguyễn Hào báo cáo trước hội nghị kết quả trong công tác Phòng, chống thiên
tai – Tìm kiếm cứu nạn năm 2023
Hậu quả của thiên tai trong năm 2023 đã
tác động lớn đến dân sinh, kinh tế xã hội; ảnh hưởng lớn đến người dân, sản xuất
nông lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng nề. Cụ thể, đã làm chết: 03 người, bị thương 05 người, 39 nhà bị sập, thiệt hại
trên 70%; 793 nhà tốc mái, hư hỏng; 15 nhà bị di dời khẩn cấp; gây ra nhiều thiệt
hại về sản xuất nông lâm nghiệp và các công trình hạ tầng,…; ước tính thiệt hại
về kinh tế khoảng 667,049 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong năm
2023, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 45 vụ tai nạn, sự cố tàu thuyền, đã làm chết 16 người, mất tích 02 người, bị thương 07
người, chìm 06 tàu cá, cháy 10 phương tiện; 11 phương tiện bị hư hỏng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống
thiên tai, cứu nạn cứu hộ, cấp ủy chính quyền các cấp đã hết sức quan tâm, lãnh
đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả:
Một là, đã thực hiện
tốt công tác chuẩn bị, triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai; nhất là
công tác tổ chức, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm
kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh; giao nhiệm vụ cụ thể cho
các Sở, ngành, địa phương và sửa chữa kịp thời các công
trình ách yếu, công trình đê địa phương để chủ động ứng phó với thiên
tai.
Hai là, chấp hành nghiêm
túc các Công điện, Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Tổng
cục Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn; triển khai kịp thời, hiệu quả các
phương án ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ;
Ba là, Quán triệt phương châm “4 tại chỗ”, công tác
phòng, chống thiên tai đã được các ngành, các cấp, người dân, doanh nghiệp
trong tỉnh thường xuyên quan tâm. Người dân đã chủ động, tự giác thực hiện các
biện pháp phòng chống, góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra.
Các lực lượng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã phát huy vai trò
nòng cốt, ứng phó kịp thời; lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai từng
bước được củng cố; công tác tuyên truyền, giáo dục về kiến thức phòng, chống thiên
tai đã được triển khai có hiệu quả; công tác dự báo, cảnh báo kịp thời, chính
xác hơn đã góp phần hỗ trợ công tác chỉ huy, chỉ đạo phòng chống thiên tai; sự
chủ động từ tỉnh đến cấp huyện, xã ngày càng nâng cao. Công tác khắc
phục hậu quả, khôi phục sản xuất, sinh hoạt được chú trọng, khẩn trương, hiệu
quả.
Bốn
là, Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An và các phương tiện thông tin đại
chúng đóng trên địa bàn tỉnh đã thông tin kịp thời về diễn biến thời tiết, các
đợt thiên tai; tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống giảm nhẹ thiên
tai cũng như kết quả ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn năm 2023 vẫn còn một số tồn tại: Nguồn lực cho công tác
khắc phục hậu quả thiên tai hiện nay so với nhu cầu thực tiễn đặt ra còn rất
hạn chế; khả năng chống chịu của cơ sở hạ
tầng, nhất là các đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn đã xây dựng từ lâu, bị hư
hỏng, xuống cấp thiếu an toàn trong mưa lũ; hệ thống tiêu thoát lũ của các khu
vực đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu; lực lượng, phương tiện, thiết bị cứu hộ,
cứu nạn còn thiếu. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn
phòng ngừa, ứng phó thiên tai ở một số địa phương, đơn vị hiệu quả chưa
cao. Lực lượng cán bộ làm công tác về phòng chống thiên
tai ở các địa phương một số chưa được đào tạo bài bản; chế độ và chính sách cho
lực lượng PCTT còn hạn chế, trong khi yêu cầu, chất lượng công việc được giao
ngày càng cao hơn. Việc thành lập Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh theo Nghị
định 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 chưa hoàn thành do một số vấn đề tồn tại,
vướng mắc. Công tác vận động,
thu Quỹ phòng chống thiên tai chưa đạt được kế hoạch đề ra…
Sau
khi nghe báo cáo của đồng chí Nguyễn Hào – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành viên
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, Hội nghị đã tiến hành tham luận chia sẻ
về kinh nghiệm, khó khăn và đóng góp ý kiến về công tác phòng chống thiên tai –
tìm kiếm cứu nạn.
Ông Lê Đức Cương - Phó
Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ đưa ra nhận định, năm 2024 dự báo thời tiết sẽ có nhiều diễn biến
phức tạp, áp thấp nhiệt đới và bão có khả năng xuất hiện từ tháng 7, ảnh hưởng
trực tiếp đến Nghệ An vào khoảng tháng 9 và tháng 10. Bên cạnh đó, nắng nóng sẽ
đến sớm hơn và gay gắt từ tháng 5 đến tháng 7. Các ban, ngành và địa phương cần
chủ động phương án đối phó…
Ông
Lê Đức Cương tham luận trước hội nghị
Ông Lê Trung Thảo – Phó tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh nhân định năm 2024 khả năng sẽ có những diễn biến phức tạp, cực
đoan, bất thường và đưa ra một số giải pháp để ứng phó với các tình huống thiên
tai.
Một là, thường
xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết; duy trì nghiêm túc chế
độ trực sắn sàng chiến đấu; chủ động làm tốt công tác chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt
theo phương châm “4 tại chỗ”. Công tác chỉ huy điều hành phải quyết liệt, khẩn
trương; phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo từ tỉnh
đến cơ sở; phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp
của các cấp, các ngành để cùng triển khai ứng phó.
Hai là, tăng cường
dự báo, cảnh báo và tuyền truyền, phổ biến kiến thức về lũ quét, sạt lở đất và
cách phòng tránh cho các cấp chính quyền và người dân đóng vai trò hết sức quan
trọng nhằm cung cấp đầy đủ các thông phục vụ công tác chỉ huy, điều hành và
nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân; chủ động phòng tránh, ứng phó hiệu
quả với thiên tai. Thực hiện phương châm phòng là chính, nên công tác chuẩn bị ứng
phó với thiên tai, tai nạn là khâu hết sức quan trọng. Trong đó phải đặc biệt
chú trọng đến việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án sơ tán dân sinh sống ở
khu vực có nguy cơ cao về xảy ra lũ quét, sạt lở đất, bão lớn, triều cường, nước
biển dâng, phải chi tiết đến từng thôn, bản đảm bảo khả thi, phù hợp với thực tế.
Khi thiên tai xảy ra, việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ”; cần xác định tư
tưởng cho người dân biết tự cứu mình trước khi cơ quan chức năng đến cứu. Đặc
biệt các lực lượng vũ trang đóng vai trò chủ lực trong việc ứng phó và khắc phục
hậu quả do thiên tai gây ra.
Ba là,
tiếp
tục tăng cường phối
hợp trong công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức về tính chủ động phòng ngừa cao về thiên tai; hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo “phòng
ngừa là chính” và phương châm “4 tại chỗ”;
tập huấn cho ngư dân về phương pháp phát tín hiệu cấp cứu, duy trì sự sống trên
biển khi gặp nạn; các phương pháp, đội hình TKCN trên biển khi phối hợp CHCN
trên biển giữa ngư dân và lực lượng tìm kiếm.
Tổ chức chặt chẽ công tác kiểm tra, kiểm soát, đăng ký, đăng kiểm phương tiện,
trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện và kiên quyết không giải
quyết cho các phương tiện không đảm bảo an toàn đi biển.
Bốn là, tập trung nghiên cứu, đổi
mới hình thức, nội dung và phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức
pháp luật về Luật PCTT bảo đảm thiết thực, cụ thể và có sức lan tỏa, có chiều
sâu làm cho người lao động và người dân nhận thức đầy đủ ý thức, trách nhiệm của
mình đối với công tác ứng phó sự cố, thiên và TKCN. Mở các chuyên mục đưa tin, bài, phóng sự tuyên truyền kiến thức pháp
luật về phòng, chống thiên tai sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; chú trọng
tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về công tác ứng phó sự cố, thiên và TKCN... Xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến, kịp thời biểu
dương gương người tốt, việc tốt trong công tác PCTT - TKCN và phê phán những tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định về Luật PCTT.
Trung
tá Lê Trung Thảo tham luận trước hội nghị
Ông
Nguyễn Quế Sự - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tham luận các ý kiến trước hội nghị

Ông
Hoàng Văn Ngọc - Phó Giám đốc nhà máy thủy điện Bản vẽ tham luận các ý kiến trước hội nghị
Ông Lê Hải Lý - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ
Châu cho biết: Trận lũ cuối tháng 9/2023 là trận lũ lịch sử trên địa bàn, chỉ 5
tiếng đồng hồ, toàn bộ các xã dọc sông Hiếu đã bị ngập băng, khiến 1 người chết,
hàng ngàn ngôi nhà bị ngập, hư hỏng, nhiều công trình, diện tích hoa màu bị tàn
phá, thiệt hại gần 200 tỷ đồng. Ngay khi lũ rút, huyện đã triển khai
phương án khắc phục thiệt hại với phương châm xã giúp xã, bản giúp bản, trường
giúp trường... Mặc dù vậy, đến nay, hậu quả của cơn lũ vẫn chưa thể khắc phục
hoàn toàn.
Ông Lê Hải lý trình bày
ý kiến tham luận
Ông Nguyễn Viết Hùng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ
Sơn cho biết tại huyện Kỳ Sơn, trong năm 2023, trên địa bàn có hàng trăm điểm sạt
lở, những trận mưa đá, lốc xoáy thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại khoảng 150 tỷ
đồng. Đáng nói hiện nay, hậu quả từ đợt lũ lịch sử năm 2022 vẫn chưa thể khắc
phục hoàn toàn, hiện đang có tình trạng dù không có mưa nhưng vẫn có sạt lở tại
một số điểm trên địa bàn.
Ông Nguyễn Viết Hùng trình
bày ý kiến tham luận
Kết thúc thảo luận, thay
mặt UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Đệ kết
luận một số nội dung tại Hội nghị Tổng kết công tác Phòng chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Đồng chí ghi nhận, đánh
giá cao công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh năm
2023. Trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ngày càng phức
tạp khó lường và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên địa bàn, đặt ra thách thức
lớn cho tỉnh Nghệ An. Đồng chí Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh công tác phòng, chống
thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị và yêu cầu các
ngành, địa phương tiến hành khẩn trương công tác chuẩn bị cho phòng, chống
thiên tai năm 2024 sớm như: Tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống
thiên tai năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, hoàn thành trong
tháng 4/2024.
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ
kết luận tại hội nghị
Các đơn vị, địa phương tập trung đầu tư trang
thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ, nâng cao năng
lực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã. Tăng
cường hoạt động thông tin truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó
với các loại hình thiên tai phổ biến (nhất là bão, mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt
lở đất) bằng nhiều hình thức, bảo đảm thông tin về thiên tai đến được người dân
tại khu vực chịu ảnh hưởng.
Cùng với đó, tổ chức chỉ đạo, chỉ huy triển
khai các biện pháp ứng phó với các trận thiên tai lớn. Tiếp tục huy động và
triển khai nguồn lực để khắc phục hậu quả thiên tai năm 2023. Tăng cường công
tác tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thực hiện
nghiêm túc công tác kiểm tra chuẩn bị ở mọi cấp theo phương châm "4 tại
chỗ" đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/7/2024.
Dịp này, 5 tập thể và 5 cá nhân đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng
khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn năm 2023.
Đồng chí Thái Hồng Thanh - Phó Trưởng Ban thi đua - khen thưởng tỉnh công bố Quyết định khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh
Danh sách 5 tập thể và
5 cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất
sắc trong chỉ đạo, thực hiện phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm
2023:
Tập thể
1. Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng cầu
đường Nghệ An, Sở Giao thông Vận tải Nghệ An.
2. Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh Nghệ An.
3. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An.
4. Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ
An.
5. Phòng Kinh tế, Báo Nghệ An.
Cá nhân
6. Ông Phan Đại Nghĩa - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh Nghệ An.
7. Ông Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện
Thanh Chương.
8. Ông Lô Văn Thao -Phó trưởng Công an huyện Kỳ
Sơn.
9. Ông Trần Tuấn Khanh - Chuyên viên phòng,
chống thiên tai, Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Nghệ An.
10. Bà Hoàng Thu Trang- Chuyên viên Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Quế Phong.
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCTT - TKCN năm 2023
Tin bài: Nguyễn Thế Cương