Lũ quét, những điều cần biết để đảm bảo an toàn trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp trong năm 2024
Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là mưa lớn do
hoàn lưu của bão số 3 (Yagi) đã gây ra nhiều trận lũ quét, sạt lở đất, gây thiệt
hại rất lớn về người và tài sản cho nhiều địa phương. Theo dự báo, tình hình
thiên tai còn diễn biến phức tạp, cần tiếp tục chú trọng, nâng cao hơn nữa nhận
thức và kỹ năng ứng phó của chính quyền và người dân với loại hình thiên tai
này, góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại trong thời gian tới.
Để chủ động trong công tác PCTT, Văn phòng thường
trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh đã ban hành văn bản 196/VP-PCTT ngày
13/9/2024 về việc tuyên truyền tài liệu truyền thông hướng dẫn ứng phó lũ quét,
sạt lở đất. Trong đó, đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã; Đài Phát thanh
- Truyền hình tỉnh; Báo Nghệ An và các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường tuyên
truyền, hướng dẫn đến các cấp chính quyền và người dân về cách nhận biết và
phòng chống lũ quét, sạt lở đất.
Chúng ta cùng tìm hiểu về Lũ quét và các
kỹ năng an toàn trước Lũ quét
Lũ quét tại Kỳ Sơn năm 2022(Ảnh: ST)
Vậy
Lũ quét là gì?
Lũ
quét là một trong những loại lũ mang một khối lượng nước khổng lồ, xảy ra đột
ngột và bất ngờ trên các sườn dốc hay các sông suối nhỏ ở miền núi. Tốc độ dòng
nước khi xảy ra hiện tượng này thường rất lớn và cuốn theo đó là bùn đá, sạt lở
đất nghiêm trọng.
Đây
được đánh giá là một hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới cuộc
sống của người dân trong và ngoài khu vực.
Quá
trình hình thành lũ quét diễn ra thế nào?
Lũ
quét được hình thành khi có một khối nước khổng lồ được tạo ra bởi mưa,
bão, bão nhiệt đới hoặc băng tan chảy trên
núi đột ngột chảy xuống. Ngoài ra, khi vỡ đập hay xả lũ bất ngờ, vội vàng với
khối lượng nước xả cực kỳ lớn (hàng ngàn mét khối/ giây).
Khối
nước này di chuyển rất nhanh từ nơi có địa hình cao xuống các khu vực thấp hơn
và cuốn theo tất cả những gì có trên đường đi của nó. Hậu quả lũ
quét có thể khiến cho hàng nghìn người dân mất nhà cửa, vật nuôi và hoa
màu, bên cạnh đó nếu như không phòng tránh kịp thời, mạng sống của họ cũng dễ bị
đe dọa.
Dấu
hiệu nhận biết lũ quét
Đặc điểm chính của
lũ quét:
- Chứa
lượng vật rắn rất lớn: Lũ quét thường có tỷ lệ vật chất rắn rất lớn, thường
chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% và trở thành dạng lũ bùn đá, rất hay xảy ra ở nước
ta.
- Lũ
quét có sức tàn phá rất lớn, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, động
lực của nó rất lớn, sức tàn phá lớn xuất hiện trên lưu vực có sườn dốc cao, độ
dốc lớn và hình dạng thích hợp cho mạng sông suối tập trung nước nhanh. Lũ xảy
ra trong thời gian ngắn (thường vào đêm và sáng), có tốc độ lớn, quét mọi thứ
trên đường đi.
- Lũ
quét nghẽn dòng: do vỡ các đập tạm thời do cây cối, rác, bùn cát và các vật
thể khác làm nghẽn dòng sông, suối do mưa lớn gây ra. Lũ
quét nghẽn dòng là loại hình lũ miền núi thường phát sinh từ các khu vực có nhiều
trượt lở ven sông, suối. Đó là các khu vực đang có biến dạng mạnh, sông suối
đào xẻ lòng dữ dội, mặt cắt hẹp, sườn núi rất dốc. Do mưa lớn kéo dài, dòng suối
đột nhiên bị tắc nghẽn, nước sông suối dâng cao ngập một vùng rộng lớn thường
là các vùng lòng chảo, những thung lũng. Khi dòng lũ tích tụ đến mức đập chắn bị
mất ổn định và vỡ, lượng nước tích lại trong vùng lòng chảo khi bị nghẽn dòng
được giải phóng đột ngột tạo thành sóng lũ lớn cho phía hạ lưu.
- Lũ
bùn đá là dòng lũ đậm đặc bùn đá, cuộn chảy với động năng lớn. Lượng
bùn đá trong dòng lũ chủ yếu do sạt lở núi cung cấp. Một phần bùn đá được lấy từ
vật liệu có sẵn trong lòng suối. Đây là loại lũ quét đặc biệt nguy hiểm, thường
gây nhiều thương vong lớn.
- Lũ
quét vỡ đập, đê, hồ chứa: là lũ do vỡ hồ, đập, đê hoặc công trình thuỷ điện,
thuỷ lới gây ra. Lũ quét dạng này có sức tàn phá rất lớn trong khu vực rộng.
- Lũ
quét hỗn hợp là tổ hợp bất lợi giữa nhiều dạng thiên tai như sạt lở đất,
lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá. Đây là dạng lũ thường xảy ra nhiều ở vùng núi nước
ta và chúng có sức tàn phá mạnh, trong khu vực rộng.
Những
việc nên làm để ứng phó lũ quét
Hậu
quả lũ quét gây ra đối với con người như thế nào?
Sau
mỗi mùa lũ quét đi qua, cuộc sống của con người lại rơi vào tình trạng bấp
bênh, mất kiểm soát vì hậu quả lũ quét để lại rất lớn.
Thiệt
hại về người và tài sản: Mỗi mùa lũ quét tới, mạng sống và tài sản của những
người dân bị đe dọa rất lớn. Nó có thể cuốn trôi mọi thứ trong khu vực di chuyển
từ nhà cửa, ruộng vườn hay gia súc và thậm chí là con người. Lũ quét cuốn trôi
nhà cửa và các cơ sở hạ tầng khác của người dân
Phá
hủy các cơ sở hạ tầng chung của con người: Lũ quét có sức tàn phá cao khác biệt
hoàn toàn với lũ lụt vì tốc độ dòng chảy vô cùng lớn. Chính vì thế mọi cơ sở hạ
tầng như cầu đường, nhà cửa, hệ thống điện, nước… có thể bị cuốn trôi theo dòng
nước. Khi tình trạng các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, tàn phá, người dân sẽ phải
trong cảnh bị cô lập và khó khăn về mọi mặt trong đời sống sinh hoạt và sản xuất…
Những
việc không nên làm khi lũ quét xảy ra
Hậu
quả đối với môi trường tự nhiên
Ngoài
ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân, môi trường tự nhiên cũng bị đe dọa nghiêm
trọng sau khi mà lũ quét càn quét qua. Môi trường các vùng xảy ra lũ sẽ bị xuống
cấp nhanh chóng, ô nhiễm nguồn
nước do rác thải, các chất độc hại mà dòng nước cuốn theo trên
đường di chuyển. Ngoài ra, đất đai đặc biệt là đất trồng lúa, ruộng nương sẽ bị
rửa trôi hoặc vùi lấp do bùn đá trong dòng chảy. Nhiều diện tích đất trồng cây,
sản xuất sẽ giảm năng suất vì bị mất đi phù sa vốn có. Bên cạnh đó, hệ sinh
thái cũng bị phá hủy theo. Diện tích lớn các thảm thực vật, cây trồng trên núi
hoặc xung quanh vùng sau khi lũ quét đi qua bị cuốn trôi, bị gãy.
Những
việc cần làm thường xuyên để đảm bảo an toàn trước lũ quét
Trên
đây là những thông tin chi tiết về lũ quét, nguyên nhân hình thành lũ quét và các
việc thường xuyên cần làm để đảm bảo an toàn trước lũ quét. Hy vọng với một số
thông tin và hướng dẫn các kỹ năng, bạn có thể chủ động thực hiện các giải pháp
bảo đảm an toàn trước lũ quét.
Tin bài: Nguyễn Thế Cương