Đoàn kiểm tra của thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh kiểm tra công tác PCTT-TKCN năm 2024 tại huyện Đô Lương
Ngày 06/9/2024, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa, Giám đốc Sở Y tế, thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS
tỉnh, đã đi kiểm tra công tác PCTT-TKCN năm 2024 và ứng phó bão số 3 tại huyện Đô Lương; cùng
tham gia có đại diện Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy
PCTT- TKCN và PTDS tỉnh, các
phòng chuyên môn thuộc Sở Y tế.
Đoàn công
tác kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại trạm Y tế xã Tràng Sơn, huyện
Đô Lương
Tham gia làm
việc với đoàn kiểm tra về phía huyện Đô Lương có đồng chí Trần Văn Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban thường trực Ban
Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS huyện; đại diện các phòng, đơn vị liên quan
thuộc UBND huyện.
Sau khi đi kiểm tra thực tế công
tác phòng, chống thiên tai và ứng phó bão số 3
tại một số công trình trọng điểm; trạm Y tế; Bệnh viện trên địa
bàn huyện Đô Lương và nghe báo cáo công tác PCTT-TKCN năm 2024, ứng phó bão số 3 trên địa
bàn huyện cùng với ý kiến phát biểu của các thành viên, đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa đã có ý kiến như sau:
Đoàn công
tác kiểm tra công trình hồ đập đang thi công tại xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương
Đánh giá kết quả công tác chuẩn bị
PCTT-TKCN năm 2024 và ứng phó bão số 3 của huyện Đô Lương
UBND huyện Đô Lương đã chuẩn bị cơ bản đầy đủ các nội dung theo đề cương Báo
cáo kèm theo Công văn số 50/VP-PCTT ngày 06/5/2024 của Văn phòng thường trực
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh về việc kiểm tra công tác chuẩn bị PCTT-TKCN
năm 2024.
Công tác chuẩn bị PCTT-TKCN năm 2024 và ứng phó bão số 3 đã được UBND huyện chủ động triển khai sớm và tương đối
đầy đủ, cụ thể:
- Triển
khai Hội nghị Tổng kết công tác PCTT-TKCN năm 2023, triển khai Phương án Phòng,
chống thiên tai, TKCN năm 2024; quán triệt nội dung PCTT-TKCN tới các xã, thị
trấn, các ngành, đơn vị trong huyện.
- Ban hành các Quyết định: số 608/QĐ-UBND
ngày 07/3/2024 về kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN năm 2024; số 768/QĐ-UBND ngày 21/3/2024 về
việc phê duyệt Phương án PCTT-TKCN năm 2024 trên địa bàn huyện Đô Lương; số 817/QĐ-UBND ngày 26/3/2024 về việc giao chỉ tiêu lực lượng, vật tư và nguyên, nhiên, vật
liệu dự trữ PCTT-TKCN năm 2024; số 1006/QĐ-UBND ngày 08/4/2024 về việc thành lập
các đoàn kiểm tra liên ngành chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững,
PCTT-TKCN năm 2024; số 2495/QĐ-UBND ngày 21/8/2024 về việc cấp vật tư,
thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia phục vụ công tác PCTT-TKCN năm 2024.
- Ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 05/9/2024 về việc khẩn
trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024. Chỉ đạo thành viên Ban Chỉ huy
PCTT-TKCN huyện, Trưởng các phòng, ban, địa phương, đơn vị trực thuộc huyện tổ
chức trực 24/24h, liên tục cập nhật thông tin thiên tai để chủ động ứng phó;
triển khai công tác ứng phó bão số 3 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt
nhất.
Đoàn công tác kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3
tại bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương
Các nội dung Đoàn
kiểm tra đề nghị UBND huyện triển khai ứng phó với bão số 3 và tiếp tục triển khai công tác PCTT-TKCN trong thời gian tới
Vào hồi 10 giờ
ngày 06/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách
Quảng Ninh khoảng 570 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm
bão mạnh cấp 16, giật cấp 17. Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực
Bắc Trung Bộ, bão số 3 là cơn bão rất mạnh.
Trước khi đổ bộ vào đất liền, bão số 3 có khả năng sẽ tiếp tục mạnh lên và có thể tăng lên cấp 17-
cấp siêu bão.
Đ/c Trần Văn Hiến báo
cáo công tác PCTT-TKCN và ứng phó bão số 3
Để thực
hiện tốt công tác ứng phó bão số 3 năm 2024 và công tác PCTT-TKCN nói chung trong thời gian tới, Đoàn đề
nghị UBND huyện tiếp tục triển khai một số
nội dung sau:
Thứ 1: Thực hiện nghiêm các Công điện: số
86/CĐ-TTg ngày 03/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương triển khai
ứng phó bão số 3 năm 2024; số 34/CĐ-UBND ngày 04/9/2024 của UBND tỉnh về việc
ứng phó với diễn biến bão số 3; số 36/CĐ-UBND ngày 05/9/2024 của UBND tỉnh về
việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024; Chủ động ứng phó bão số 3 với tinh thần tập trung, khẩn
trương, quyết liệt nhất.
Thứ 2: Chủ động
tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ lụt,
kịp thời chỉ đạo, ứng phó linh hoạt theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại
chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) theo
nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Tuyệt đối
không chủ quan, lơ là, ko để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Rút kinh
nghiệm từ công tác PCTT-TKCN năm 2023 và đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp
với tình hình thực tiễn; đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng và hạn chế thấp
nhất thiệt hại về tài sản cho người dân. Thông tin kịp thời, đầy đủ tình hình
diễn diễn của bão lũ cho người dân và các cảnh báo, biện pháp phòng ngừa, ứng phó.
Thứ 3: Các
thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp huyện, xã theo nhiệm vụ được giao phải
thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với thiên tai. Quán
triệt và tổ chức kiểm tra thực hiện phương châm "4 tại chỗ" nhất
là các địa điểm, công trình xung yếu có nguy cơ mất an toàn trong mùa lụt bão.
Đối với phương tiện ứng cứu, cần có
phương án cụ thể để chủ động, sẵn sàng ứng cứu, khắc phục, thiệt hại do thiên
tai gây ra trên địa bàn, không để bị động, bất ngờ khi có tình huống xảy ra.
Thứ 4: Đối với các vị trí sạt lở, sụt lún (theo thống
kê trên địa bàn huyện hiện nay có 02 vị trí sạt lở núi, ảnh hưởng đến 14 hộ dân; 01 vị trí sạt lở đê, ảnh hưởng đến 05 hộ dân), đề nghị UBND huyện chỉ đạo thường xuyên cập nhật hiện
trạng các điểm sạt lở, sụt lún và nguy cơ xảy ra sạt lở, sụt lún trên địa bàn;
chỉ đạo hoàn thành việc cắm biển cảnh báo tại các vị trí đã sạt lở và có nguy
cơ sạt lở để nhân dân biết và phòng tránh, đồng thời xây dựng phương án xử lý
trước mắt và lâu dài. Đối với các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng
bởi sạt lở, nhà yếu cần xây dựng phương án di dời thật cụ thể, bố trí vị trí sơ
tán, tránh trường hợp bị động khi xảy ra sự cố. Trường hợp thời tiết xấu, cần
kiên quyết và vận động người dân di dời, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng
người dân; Chủ động trong công tác di dời dân.
Thứ 5: Đối với các cầu, tràn, các đoạn đường dễ ngập vào
mùa mưa đề nghị bố trí đầy đủ cột thủy chí, hệ thống sào chắn, biển cảnh báo,
phát quang cây cỏ, nạo vét khơi thông hệ thống thoát nước, hệ thống rãnh dọc,
cống ngang dân sinh, thượng hạ lưu của các cầu, tràn; bố trí trực gác hai đầu
cầu tràn đầy đủ khi bị ngập;
Đối với
các cầu treo trên địa bàn: Rà soát lại tất cả các cầu treo, tăng cường kiểm tra
trụ, mố neo, bản mặt cầu,... để đảm bảo an toàn. Những cầu nào hư hỏng phải có
phương án sửa chữa ngay, khi có mưa, gió lớn phải cấm người và phương thiện lưu
thông qua cầu;
Đối với
các hồ chứa thủy lợi, đề nghị
huyện giao UBND các xã, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các hồ chứa thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá
hiện trạng công trình để dự kiến các tình huống có thể xảy ra, từ đó đưa ra
phương án ứng phó, chuẩn bị vật tư phù hợp với từng công trình.
Thứ 6: Triển
khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, trụ sở, cơ quan
trường học, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều, bảo vệ sản xuất nông
nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp (cửa kính, cửa chớp, tài liệu, máy móc
kê cất an toàn);
Chủ động
chỉ đạo thu hoạch lúa, hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy sản đến thời kỳ thu
hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”;
Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao
thông, tìm kiếm cứu nạn; hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ;
mưa lũ; nghiêm cấm người dân ra vớt củi, bắt cá sông hồ khi đang có mưa lũ.
Thứ 7: Triển
khai các biện pháp y tế, đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân trước trong sau
lũ, trong đó lưu ý: đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh, cán bộ nhân viên
y tế, chuẩn bị cơ số thuốc, vật tư hóa chất thiết yếu để phục vụ công tác khám
điều trị, cấp cứu cho người dân, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,
phòng chống dịch bệnh sau bão lũ; Chuẩn bị phân công trực ban, trực cấp cứu 24/24h,
sẵn sàng tiếp nhận và cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng bão lũ; đội cấp cứu cơ
động luôn sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Thứ 8: Tiếp tục
đôn đốc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thu Quỹ PCTT theo Kế hoạch được UBND
tỉnh giao năm 2024.
Thứ 9: Đối với
các hạng mục công trình bị hư hỏng do thiên tai năm 2023 gây ra đã được hỗ trợ
kinh phí để khắc phục, sửa chữa, đề nghị
UBND huyện đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo
chất lượng, đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo thoát nước cho khu vực và sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
đ/c Nguyễn Thị Hồng Hoa kết luận tại buổi kiểm tra
Đối với các nội dung UBND huyện đề xuất:
UBND huyện đề nghị "UBND tỉnh, Chi cục Thủy lợi xem xét cấp phát
hàng dữ trữ quốc gia phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn cho các huyện đầy đủ theo nhu cầu đăng ký của huyện”. Đoàn kiểm tra ghi nhận nội dung trên và đề nghị Văn phòng thường trực
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ huy
PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.
Tin bài và ảnh: Nguyễn Thế Cương