image banner
Chủ động phòng chống thiên tai trước mau mưa lũ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Với phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” trong công tác phòng chống thiên tai cấp ủy và chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng ngừa thiên tai cùng cộng đồng, người dân thực hiện với nguyên tắc “phòng là chính” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra

Trong bối cảnh do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hiện nay, thiên tai xảy ra với tần suất cao, cường độ mạnh và diễn biến khó lường; gây tổn thất nặng nề về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Đối với tỉnh Nghệ An, thời gian qua liên tiếp chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai (bão, ngập lụt, sạt lở đất, lốc, sét, …) gây thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản; nhiều nhà cửa của người dân, trường học, cơ sở y tế bị hư hại; nhiều công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường giao thông bị sạt lở, chia cắt; hoạt động sản xuất, đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là tại các địa phương ở khu vực miền núi.

Từ đầu đầu năm 2024 đến nay, thời tiết, thiên tai trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Nghệ An đã chịu ảnh hưởng của ảnh hưởng bởi 09 đợt không khí lạnh (trong đó có 06 đợt Gió mùa Đông Bắc - KKL kèm front lạnh); 04 đợt nắng nóng, nắng gay gắt; 20 trận lốc, mưa đá, sét, mưa lớn cục bộ tại nhiều xã huyện trên địa bàn tỉnh. Đã làm 02 người bị chết,  bị thương: 01 người; 37 nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 1.607 nhà bị hư hỏng, tốc mái..., làm hư hại 5.284,19 ha lúa; 526,08 ha cây rừng; 1.797,84 ha ngô và hoa màu; 26,60 ha cây trồng hàng năm…và các công trình hạ tầng…

    Bên cạnh đó, với yêu cầu bảo đảm an toàn trước thiên tai của xã hội ngày càng cao, trong bối cảnh quy mô dân số và nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Những thách thức đặt ra đối với công tác phòng, chống thiên tai rất lớn, nhất là khi tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cường độ thiên tai trung bình có xu thế gia tăng, tần suất thiên tai lớn xuất hiện dày hơn, xuất hiện nhiều đợt thiên tai cực đoan trái với quy luật trước đây. Vì vậy, nguyên tắc “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả trong đó lấy phòng là chính” chính là định hướng để các ngành, địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai.

    Để chủ động ứng phó với các loại hình thiên tai, trong khi trọng tâm mùa mưa, lũ năm 2024 đang cận kề; cấp ủy và chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng ngừa thiên tai cùng cộng đồng, người dân thực hiện với nguyên tắc “phòng là chính” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai, một số nhiệm vụ trọng tâm đã được tỉnh Nghệ An thực hiện như sau:

    - Rà, rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để xuyên suốt và thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai. Đồng thời với phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng địa bàn, khu vực trọng điểm, xung yếu, đảm bảo chế độ thông tin báo cáo giữa các Ban Chỉ huy của các cấp, các ngành và địa phương.

Anh-tin-bai

 Thành viên Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh (Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Danh Hùng) trực tiếp đi kiểm tra công tác chuẩn bị PCTT- TKCN tại huyện Quế Phong

    - Tiến hành rà soát, cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch phòng, chống thiên tai (được phê duyệt theo chu kỳ 5 năm và được điều chỉnh hằng năm); Chủ động ứng phó với mọi tình huống thiên tai trên cơ sở chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra, trong đó chú trọng đến phương án ứng phó với loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra tại địa phương.

   - Trên cơ sở phương án phòng chống thiên tai và kế hoạch phòng chống thiên tai, tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở các cấp sát với tình hình thực tế của địa phương nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, ứng phó khi có sự cố xảy ra. Đồng thời củng cố, đào tạo, tập huấn, từng bước nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ để chủ động ứng phó, hỗ trợ người dân, chính quyền địa phương khi có tình huống xảy ra; đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm, xung yếu.

    - Chú trọng công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, qua các phần mềm ứng dụng, áp phích, tờ rơi… Tăng cường cung cấp thông tin; chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn… để các cấp, các ngành, Nhân dân được biết, trong đó chú trọng đến người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi để chủ động thực hiện có hiệu quả các phương án ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

    - Llồng ghép và tăng cường đưa các nội dung phòng chống thiên tai (kiến thức, kỹ năng, xác định các rủi ro thiên tai, giải pháp ứng phó…) phù hợp với từng nhóm dân cư trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác nhằm nâng cao nhận thức người dân hướng đến mục tiêu: Người dân chủ động thực hiện phòng, chống thiên tai với sự hỗ trợ về thông tin cảnh báo, chỉ dẫn phòng, tránh của chính quyền các cấp.

    - Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc đảm bảo an toàn cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trong mùa mưa lũ, ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân.

    Tiến hành kiểm tra, rà soát khu vực không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, khu vực khai thác khoáng sản; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Anh-tin-bai
  Thành viên Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh ( Giám đốc Sở Xây dựng Hoàng Sỹ Kiện) trực tiếp đi kiểm tra công tác chuẩn bị PCTT- TKCN tại Thị xã Cửa Lò

    - Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác cảnh báo, dự báo về thiên tai để cung cấp kịp thời các bản tin dự báo về thiên tai, đến các cấp chính quyền và người dân trong cộng đồng biết, chủ động phòng tránh.

    - Tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý dứt điểm các vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều; tổ chức giải tỏa, thanh thải các bãi tập kết vật liệu, công trình, nhà xưởng trái phép ở bãi sông, lòng sông để đảm bảo hành lang tiêu thoát lũ.

Tin bài và ảnh: Nguyễn Thị Liên

phòng Phòng chống thiên tai

 

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1