image banner
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ đầu năm 2024 đến ngày 5/5/2024 đã xảy ra 1 đợt không khí lạnh và 15 đợt lốc, sét, mưa đá

Từ đầu năm đến nay tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An diễn biến rất phức tạp, đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như rét hại, không khí lạnh, mưa lớn cục bộ, lốc, sét và mưa đá cụ thể:

Về không khí lạnh: rét đậm, rét hại từ ngày 22/01/2024 đến ngày 30/01/2024, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh liên tục được tăng cường nên đã gây ra rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An với nhiệt độ trung bình ngày trong khoảng 100C đến 130C.

 Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng: 101,643 tỷ đồng (Một trăm linh một tỷ, sáu trăm bốn mươi ba triệu đồng)

Anh-tin-bai

Những viên đá với kích thước lớn trong đợt mưa đá tại Anh Sơn ngày 28/3

Về tố lốc, giông sét: Xảy ra 15 đợt lốc, mưa lớn, mưa đá, xuất hiện tần suất lớn, cụ thể (Mưa lớn cục bộ trong ngày 18/3 đến 19/3; Lốc, sét, mưa đá các ngày 19/3, 28/3, 29/3, 30/3, 13/4, 14/4, 18/4, 20/4, 23/4, 26/4, 01/5, 02/5, 3/5, 5/5);

Thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ đầu năm 2024 đến nay đã tác động lớn đến dân sinh, kinh tế xã hội; ảnh hưởng lớn đến người dân, sản xuất nông lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng nề. Cụ thể, đã làm bị thương: 01 người; 36 nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 1.569 nhà bị hư hỏng, tốc mái... Gây ra nhiều thiệt hại về sản xuất nông lâm nghiệp và các công trình hạ tầng.

Anh-tin-bai

Lốc, sét, mưa đá ngày 2/5/2024 làm tốc mái nhà dân tại huyện Diễn Châu

Tuy nhiên, nhờ công tác chuẩn bị và ý thức chủ động phòng chống, ứng phó với thiên tai của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân được triển khai có hiệu quả, nên đã hạn chế tối đa thiệt hại về người và của. Việc chủ động ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, công tác trực ban được thực hiện 24/24h nghiêm túc, nắm bắt tình hình thiên tai được nhanh chóng và có biện pháp xử lý kịp thời. Những thiệt hại về thiên tai đã được giảm thiểu đáng kể.

Theo Báo cáo của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh thiệt hại về thiên tai từ đầu năm đến nay: Về người: có 01 người bị thương là Anh : Ốc Phò Thắng, sinh năm 1970, trú tại bản Cha Ca 1, xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bị thương vùng đầu do mảnh vỡ của tấm lợp Fibro Xi măng rơi trúng lúc 17h ngày 14/4/2024). Về nhà ở và tài sản: Thiệt hại 1.605 nhà, trong đó: Nhà thiệt hại hoàn toàn trên 70%: 36 nhà; Nhà bị thiệt hại rất nặng từ 50% – 70%: 43 nhà; Nhà bị thiệt hại nặng từ 30% – 50%: 509 nhà; Nhà bị thiệt hại 1 phần (dưới 30%): 1.017 nhà. Về sản xuất nông nghiệp: Diện tích lúa bị thiệt hại: 1.164,6 haDiện tích hoa màu bị thiệt hại: 1.711,6 ha; Diện tích cây trồng hàng năm bị gãy đổ:  26,6 ha; Diện tích cây ăn quả tập trung bị gãy đổ: 995,6 ha...Về Chăn nuôi: Gia súc bị chết: 05 con lợn; gia cầm bị chết: 96 con; chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi bị hư hỏng: 41 chuồng...

 Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 103,764 tỷ đồng (trong đó thiệt hại do lốc, sét, mưa đá, mưa lớn cục bộ: 101,643 tỷ đồng; rét hại: 2,121 tỷ đồng).

   Anh-tin-bai

Lốc ngày 19/3/2024 tại huyện Đô Lương 

Theo nhận định của Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ hiện tượng thời tiết cực đoan thường xảy ra vào những thời điểm chuyển mùa, trong những ngày tới (cho đến hết tháng 5) vẫn đang là thời kỳ chuyển mùa, vì vậy những hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, lốc tố hoàn toàn có thể lặp lại. Để đảm bảo an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, người dân cần hiểu biết và có các kỹ năng phòng tránh mưa đá.

Để nắm vững và có các kỹ năng khi thiên tai xảy ra, chúng ta có thể tìm hiểu bài viết trên website chicucthuyloi.nghean.gov.vn

Hiện nay thời tiết đang vào mùa mưa bão, nhiệm vụ PCTT - TKCN đặt ra các vấn đề trọng tâm yêu cầu các ngành, địa phương cần tiến hành khẩn trương công tác phòng chống thiên tai; bổ sung các cơ chế chính sách đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, lồng ghép các nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuẩn bị PCTT theo phương án 4 tại chỗ và nâng cao năng lực cộng đồng. Xây dựng kế hoạch PCTT, phương án ứng phó thiên tai của từng ngành, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thành, thị, trong đó chú ý tới các công trình trọng điểm, đê điều, hồ đập, vùng miền núi có nguy cơ dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro thiên tai với các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, các ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, thiếu cảnh giác mà phải tăng cường quán triệt mạnh mẽ hơn về công tác phòng, chống thiên tai. Đặc biệt, phải tăng cường phối hợp tuyên truyền đến tận cơ sở, các khu dân cư; bảo đảm thông tin trao đổi kịp thời, chính xác; tập trung nâng cao chất lượng, vai trò của các Ban chỉ huy PCTT - TKCN các địa phương. UBND cấp huyện và các ngành phải có phương án PCTT - TKCN sát với tình hình thực tế nhằm phòng tránh và giảm thiểu tối đã thiệt hại do thiên tai gây ra. 

Tin bài: Nguyễn Thế Cương

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1