Sạt lở đất là gì?
Sạt lở đất do mưa lũ
hoặc dòng chảy hoặc hạn hán là hiện tượng đất, đá bị sạt, trượt, lở do tác động
của các điều kiện nêu trên.
Nguyên nhân gây ra sạt lở đất:
Liên kết cấu trúc
trong nền đất bị thay đổi: Liên kết trong cấu trúc đất đá của khu vực đó bị yếu
đi do tác động của thời tiết và ngoại cảnh dẫn tới chúng không còn đủ chắc chắn
để giữ vững cấu trúc ban đầu.
Tác động từ môi
trường, thời tiết: mưa lớn kéo dài làm cho lượng nước được tích tụ trong đất
tăng lên dẫn tới phá vỡ mối liên kết của đất và đá ở cấu trúc địa hình sườn dốc
hay dựng đứng, các mối liên kết giữa đất với đất, giữa đất và rễ cây không đủ
bền chắc để có thể giữ được lớp đất đá ở địa hình sườn dốc dẫn đến việc sạt lở.
Tác động từ con người
tới môi trường: Con người khai thác gỗ, gây cháy rừng làm mất lớp mùn phủ
bề mặt giúp thoát nước cũng như làm yếu liên kết giữa các tầng địa chất
với nhau dẫn đến việc sạt lở dễ dàng xảy ra hơn.
Ngoài ra các hoạt động
khai thác khoáng sản trong lòng đất, đào hầm, đào hố cũng góp phần làm yếu đi
các lớp liên kết giữa đất và những phần khác nên càng gia tăng nguy cơ sạt lở
đất.
Dấu hiệu nhận biết
- Mưa nhiều ngày, mưa
lớn
- Mặt đất phồng lên,
cây cối rung chuyển, âm thanh lạ trong lòng đất
- Vết nứt tường nhà,
sườn đồi, mái dốc, cây nghiêng, nước sông suối chuyển đục
Tác động của sạt lở
đất tới đới sống con người và môi trường
Sạt lở đất là hiện
tượng thiên tai gây tác hại rất lớn tới sinh mạng và cuộc sống của
con người, phá huỷ tài sản, nông sản, vật nuôi, gia súc, gia cầm các công
trình kiến trúc và hơn hết là cả sinh mạng của con người.
Hiện tượng thiên tai
này cũng phá vỡ cấu trúc địa hình của khu vực đó dẫn tới có thể cắt đứt nhiều
công trình giao thông quan trọng khiến cho việc di chuyển khó khăn hơn, hỗ trợ
người dân tại những khu vực này cũng sẽ vất vả hơn.
Tin bài: Nguyễn Thế Cương