Chiều ngày 21/3/2023, do mây đối lưu phát triển, trên khu vực tỉnh Nghệ An đã xảy ra giông, lốc, mưa đá tại các huyện Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu. Các viên đá có cường kích thước từ 1 – 2 cm nhưng cường độ khá dày khiến cho nhiều khu vực bị phủ một lớp đá dày trắng xóa. Trận giông, lốc, mưa đá đã khiến nhiều nhà dân bị hư hỏng, một số cây xanh trên các tuyến đường bị gãy đổ, nhiều diện tích hoa màu của người dân bị dập nát…Thời gian dễ xảy ra mưa đá rơi vào mùa hè. Do vậy để đảm bảo an toàn trong thời gian tới cần nắm rõ quy luật và cách phòng tránh mưa đá.
Chiều ngày 21/3/2023, do mây đối lưu phát triển, trên khu vực tỉnh Nghệ An đã xảy ra giông, lốc, mưa đá tại các huyện Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu. Các viên đá có cường kích thước từ 1 – 2 cm nhưng cường độ khá dày khiến cho nhiều khu vực bị phủ một lớp đá dày trắng xóa. Trận giông, lốc, mưa đá đã khiến nhiều nhà dân bị hư hỏng, một số cây xanh trên các tuyến đường bị gãy đổ, nhiều diện tích hoa màu của người dân bị dập nát…
Thời gian dễ xảy ra mưa đá rơi vào mùa hè. Do vậy để đảm bảo an toàn trong thời gian tới cần nắm rõ quy luật và cách phòng tránh mưa đá.
1. Mưa đá là gì? Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm. Với những cơn dông, gió lốc cực mạnh cộng thêm khả năng sát thương từ những hòn mưa đá, cả nhà cửa, cây cối và con người đều bị nguy hại.
2. Thời gian dễ xảy ra: Rơi vào mùa hè. Do bản chất mưa đá là do sự mất ổn định trong không khí khi hai luồng khí nóng và lạnh gặp nhau. Vì thế vào mùa hè khi có nhiều cột không khí nóng giàu năng lượng, sẽ dễ tạo ra những đám mây dông xảy ra mưa đá hơn.
3. Dấu hiệu nhận biết:
- Nếu thấy trời nổi dông, gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, rồi dông, gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng “ù ù, ầm ầm” liên tục.
- Nếu tiếp đó có lắc rắc vài hạt mưa rào và cảm thấy nhiệt độ không khí lạnh đi nhanh chóng.
===> Đây chỉ là những dấu hiệu chỉ ra khả năng sắp có mưa đá. Thực tế rất khó nhận biết và dự báo khi nào sẽ có mưa đá.
4. Thời gian diễn ra: Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 – 30 phút.
5. Một số cách đề phòng và ứng phó:
Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó, cho nên:
- Cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,…
- Với mái nhà, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố lại mái. Ở những chỗ trọng yếu nên sử dụng các vật liệu có thể chống chịu với va đập
- Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, bạn nên lập tức dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo hiểm để tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã.
- Đối với các trận mưa đá lớn, để tránh thiệt hại về người, nên tìm nơi có thể “trốn” được như gầm bàn, gầm giường, tìm các vật cứng để che đầu.
- Bên cạnh mối nguy hiểm trên, mưa đá còn có thể mang tới những mối nguy hại khác chẳng hạn mang theo độc tố, acid… Nếu đám mây được hình thành từ những vùng nước độc, môi trường không sạch, những chất bẩn trong nước mưa có thể làm hại da người, gây dị ứng, do đó trước khi sử dụng nguồn nước có nhiễm nước mưa đá, người dân nên lấy mẫu nước, mang tới các trung tâm để kiểm tra chất lượng nước.
Ảnh: Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai
Tin bài: Nguyễn Thế Cương