I. Chức năng
Tham mưu, giúp Chi cục trưởng chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục theo quy định của pháp luật.
II. Nguyên tắc hoạt động
1. Thực hiện theo sự phân công chỉ đạo, lãnh đạo của Chi cục trưởng.
2. Thực hiện theo theo Luật phòng, chống thiên tai và các văn bản pháp luật về các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
III. Nhiệm vụ
Tham mưu cho lãnh đạo Chi cục thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
1. Tổ chức theo dõi, cập nhật về tình hình bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác; Phối hợp với các ngành, các tổ chức, các địa phương kịp thời đề xuất với ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh phương án xử lý sự cố về tàu thuyền trên biển, sự cố công trình hạ tầng, dân sinh do thiên tai gây ra và xử lý tình huống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra thuộc phạm vi quản lý;
2. Tham mưu, trình giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT biện pháp huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
3. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm lũ, các biện pháp di dân, trợ cấp, bảo đảm sản xuất và đời sống nhân dân; biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai;
4. Chuẩn bị các nội dung để phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai hàng năm:
- Báo cáo tổng kết công tác PCTT-TKCN năm trước, phương hướng nhiệm vụ PCTT-TKCN hàng năm;
- Tổng hợp báo cáo thiệt hại và tình hình thực hiện khắc phục hậu quả sau thiên tai của các ngành, địa phương, đơn vị liên quan; tham mưu kịp thời cho Chi cục trưởng, Sở Nông Nghiệp và PTNT, UBND tỉnh để báo cáo với Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thủ tướng chính phủ;
- Lên lịch phân công cán bộ kỹ thuật trực PCTT-TKCN tại Văn phòng thường trực. Theo dõi chấm công để giải quyết chế độ theo quy định hiện hành của nhà nước. Xây dưng, bổ sung Quy chế trực ban PCTT-TKCN tại Văn phòng thường trực. Tập huấn, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về công tác trực ban cho cán bộ trực ban PCTT-TKCN tại Văn phòng thường trực, các Hạt, Trạm.
- Chuẩn bị các tài liệu phục vụ Lãnh đạo Chi cục, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh trong các cuộc họp giao ban tại UBND tỉnh, họp trực tuyến với Trung ương về ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;
5. Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh ban hành các văn bản pháp quy về công tác PCTT và TKCN của tỉnh: Quyết định thành lập Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ huy và giao nhiệm vụ PCTT-TKCN cho các Sở, ban, ngành, địa phương; Quyết định thành lập ban chỉ huy PCTT-TKCN các hệ thống thủy lợi đầu mối các hồ chứa lớn theo quy định; Quyết định thành lập tiểu ban kỹ thuật phòng, chống lụt, bão đối với công trình thủy lợi và phân công nhiệm vụ cho các thành viên của tiểu ban; Quyết định điều động cán bộ tăng cường PCLB hàng năm; Xây dựng kế hoạch Phòng chống thiên tai và Phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh;
6. Đôn đốc các ngành, địa phương, đơn vị chuẩn bị công tác PCTT-TKCN: Tổng kết, rút kinh nghiệm năm trước, triển khai nhiệm vụ năm tiếp theo; Kiện toàn Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp, giao nhiệm vụ PCTT cho các thành viên, địa phương, đơn vị mình; tu sửa công trình; rà soát bổ sung các trang thiết bị phục vụ PCTT và TKCN; triển khai diễn tập, tập huấn PCTT-TKCN. Tham gia cùng các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị PCTT-TKCN của các huyện, thành, thị;
7. Tổng hợp, kiểm tra hư hỏng công trình PCTT trước và sau thiên tai, rà soát các trang thiết bị phục vụ PCTT-TKCN của các ngành, địa phương, đơn vị; đề xuất biện pháp, kinh phí để khắc phục, sửa chữa các công trình và mua sắm, cấp phát các trang thiết bị cho các ngành, địa phương, đơn vị;
8. Khảo sát và thiết kế các hạng mục công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai khi được cấp có thẩm quyền giao;
9. Thực hiện các hoạt động hợp tác Quốc tế về phòng, chống thiên tai. Phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện Đề án “nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 2035/QĐ.UBND-NN ngày 23/5/2013;
10. Đôn đốc, theo dõi việc trực ban tại Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh và theo dõi mọi hoạt động tại Văn phòng thường trực;
11. Theo dõi vận hành các nhà máy thủy điện liên hồ chứa lưu vực sông Cả và sông Mã;
12. Giúp Ban quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh thực hiện quản lý, tổng hợp kế hoạch thu, nộp Quỹ, chi Quỹ hàng năm; công khai kết quả thu, chi và báo cáo quyết toán việc thu, chi Quỹ;
13. Phối hợp cùng phòng quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn, phòng quản lý đê để thực hiện các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực phòng chống thiên tai;
Ngoài các nhiệm vụ chính đã nêu trên, phòng Phòng chống thiên tai còn thực hiện nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Chi cục giao./.